Yến Duy Thuỷ Sản

NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA NO2

Nguyên nhân khiến ao tôm bị bùng phát khí độc NO2:
Khác với nuôi tôm sú (mật độ từ 30-40 con/m2) thì với tôm thẻ chân trắng bà con thường nuôi với mật độ cao gấp 2 có thể là 3 lần so với tôm sú. Nên vấn đề quản lý chất lượng nước là hết sức quan trọng, không nên để khí độc tồn tại trong ao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Với việc nuôi mật độ cao thì có rất nhiều nguyên nhân khiến ao nuôi bị phát sinh khí độc NO2 như:
+ Nuôi với mật độ cao đồng thời lượng thức ăn cho tôm ăn cũng sẽ nhiều đồng nghĩa với việc thức ăn dư thừa là không tránh khỏi. Lượng thức ăn dư thừa này là nguyên nhân tạo ra khí độc NH3 và NO2 trong ao nuôi.
+ Tôm nuôi đến cuối vụ thường phát sinh vấn đề khí độc NO2 vì mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa. Phân tôm sau thời gian dài tôm phát triển sẽ lắng tụ xuống đáy ao và gây phát sinh khí NO2 trong ao.
+ Thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến tôm: Mưa nhiều gây giảm pH làm độc tính của NO2 tăng cao hơn, hay mưa làm phần tầng mặt nước làm cản trở oxy hòa tan vào nước khiến cho tôm bị ngạt khí độc làm tôm nổi đầu.
Tác hại của NO2 đối với tôm nuôi:
+ Đối với tôm sú thường tập trung tại khu vực đáy ao nên rất dễ bị ảnh hưởng từ khí độc. Tôm yếu, giảm ăn hoặc bỏ ăn. Dễ nhiễm bệnh hoặc thậm chí chết do khí độc NO2.
+ Đối với tôm thẻ, chúng thường hoạt động trong tầng nước nên cũng ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi tôm thẻ lột xác hoặc quá trình tìm thức ăn chúng cũng sẽ tiếp xúc với đáy ao và bị ảnh hưởng của khí độc làm suy yếu.
+ Khi tôm yếu hoặc nhiễm bệnh mà trong ao tồn tại khí độc NO2 thì sẽ khiến tôm ngạt thở, nổi đầu và kéo thành đàn trên mặt nước, tấp mé, bỏ ăn, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dễ gây tôm nhiễm bệnh và chết hàng loạt.

Bạn đang xem: NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA NO2
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 0919424201
x