Yến Duy Thuỷ Sản

Cải tạo và xử lý đáy ao hiệu quả

Nền đáy ao nuôi tôm là vô cùng quan trọng đối với bà con nuôi ao đất, chẳng bởi vậy mà cứ sau mỗi vụ nuôi có bà con lại nạo vét lớp nền ao, phơi ao, bón vôi, xử lý rồi mới thả tôm. Nhưng lại cũng có bà con, ao đó nuôi nhiều vụ trúng, nên không cho ai đụng vào lớp nền đất ao, chỉ vệ sinh xung quanh rồi lại cho nước vào để nuôi tiếp, thậm chí có bà con vụ sau nuôi không thay nước từ vụ trước, bởi quan niệm nước và nền ao này đang tốt, nên để nuôi tiếp, thay nước mới vào chắc gì đã tốt hơn…

Tại sao lại như vậy, nguyên nhân từ đâu? Chúng ta đều biết, đáy ao không những là nơi sinh sống, kiếm ăn của Tôm mà còn là nơi tích tụ nhiều chất hữu cơ dư thừa như: thức ăn; phân tôm; xác tảo; vỏ tôm...và cả vi sinh có lợi, vi sinh vật gây hại, mầm bệnh tích tụ...

Nếu không xử lý và kiểm soát tốt đáy ao sẽ là nguyên nhân lớn gây ra các tình trạng như khí độc cao, bùng phát Vibrio, bùng phát các dịch bệnh... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống và phát triển của tôm. Ngược lại, nếu có 1 đáy ao nuôi tốt, nơi đó chứa đủ hệ vi sinh vật có lợi, để khi phân tôm, thức ăn... dư thừa rơi xuống đáy sẽ được các vi sinh vật này xử lý, chuyển hóa, ngăn ngừa chúng phân hủy tạo khí độc, ngăn ngừa việc ô nhiễm môi trường. Khi đáy ao tồn tại hệ vi sinh vật có lợi, chúng giúp ức chế, kìm hãm và ngăn ngừa sự phát triển, bùng phát của các loại vi sinh vật gây hại, cũng như cạnh tranh và hạn chế sự phát triển của tảo độc.

Tuy nhiên trong quá trình nuôi do biến động thời tiết, nắng mưa, các thời kỳ nuôi tôm, dùng hóa chất, kháng sinh... nên làm cho môi trường ao nuôi tôm cũng bị biến động, thay đổi theo. Khi đó có thể trước đó môi trường nước đang tốt, nhưng sau đợt mưa, sau đợt tôm lớn nhanh, ăn nhiều, sau đợt nắng dài, tảo mạnh... lại làm cho biến đổi hệ vi sinh, làm cho môi trường ô nhiễm, từ đó tiềm tàng đầy mối nguy cho các dịch bệnh trên ao nuôi bùng phát như nhiễm khuẩn vibrio, khí độc cao, tảo lên, gan tụy tôm viêm...

Chính vì lý do đó mà việc kiểm soát nền đáy ao nuôi tôm cũng như nước ao nuôi tôm không phải việc làm 1 lần là xong, mà phải định kỳ hàng tuần trong suốt vụ nuôi và đặc biệt tăng cường trước hoặc sau các biến động môi trường ngoài ý muốn như kể trên.

Làm tốt được việc này vừa giúp người nuôi tôm hạn chế nguy cơ ô nhiễm ao nuôi, hạn chế tốt việc bùng phát dịch bệnh... qua đó vừa giúp người nuôi tích kiệm các chi phí thuốc, chi phí xử lý... Vừa góp phần tăng năng suất và sự thành công của người nuôi.

Bạn đang xem: Cải tạo và xử lý đáy ao hiệu quả
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline Hotline: 0919424201
x